Translate

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011

Thông cáo báo chí bế mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần ba

Theo Bauxite Việt Nam
Nguyen Viet
Chiều 05/11/2011, tại Hà Nội, sau hai ngày họp và thảo luận sôi nổi, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ ba về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực” đã thành công tốt đẹp.
clip_image002
Thông cáo báo chí
Hội thảo Khoa học quốc tế lần thứ III:
“BIỂN ĐÔNG: HỢP TÁC VÌ AN NINH VÀ PHÁT TRIỂN
TRONG KHU VỰC”
Hà Nội, ngày 5/11/2011
---
         Chiều 05/11/2011, tại Hà Nội, sau hai ngày họp và thảo luận sôi nổi, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ ba về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực” đã thành công tốt đẹp.

         Qua 8 phiên với 31 tham luận và hơn 70 ý kiến thảo luận, gần 200 đại biểu trong nước và quốc tế đã trao đổi về các chủ đề liên quan đến tầm quan trọng của biển Đông trên thế giới và trong khu vực, lợi ích của các bên liên quan, những diễn biến gần đây ở biển Đông, các khía cạnh pháp lý quốc tế của tranh chấp và nỗ lực của các bên liên quan nhằm giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột, cũng như những phương cách và biện pháp thúc đẩy hợp tác ở biển Đông. Đặc biệt, năm nay Hội thảo còn dành hẳn một phiên cuối để thảo luận tự do về một số vấn đề mà các học giả và đại biểu cùng quan tâm.
         Về tầm quan trọng của Biển Đông, các học giả cho rằng với các giá trị kinh tế tiềm năng, với các tuyến thương mại hàng hải quan trọng, vùng biển này có ý nghĩa rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế không chỉ của các nước xung quanh biển Đông, mà còn quan trọng với cả các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới. Một môi trường hòa bình, ổn định tại biển Đông có tác dụng tích cực đối với việc mở rộng giao lưu về văn hóa, xã hội, thúc đẩy liên kết thương mại, kinh tế và chính trị giữa các nước trong và ngoài khu vực. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, giữ gìn an ninh biển, bảo đảm tự do lưu thông hàng hải trên biển Đông góp phần không nhỏ trong việc xây dựng an ninh châu Á - Thái Bình Dương và rộng hơn là trên toàn thế giới. Ngoài ra, hợp tác với các quốc gia ngoài khu vực như Mỹ, Nga, Ấn Độ… có thể giữ vai trò tích cực trong việc bảo đảm an ninh năng lượng trong khu vực, phù hợp với nhu cầu phát triển cấp thiết của các nước ASEAN.
         Về tình hình Biển Đông thời gian gần đây, các đại biểu và học giả đều có chung nhận định rằng vấn đề biển Đông đang phát triển theo chiều hướng phức tạp hơn, do các bên liên quan chưa thực sự tìm được tiếng nói chung trong cách thức giải quyết những bất đồng. Việc các nước tham gia tranh chấp tăng cường mua sắm trang thiết bị quân sự, đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội cũng là một trong những nguyên nhân khiến căng thẳng trên vùng biển này leo thang. Nhiều ý kiến cho rằng, các hành vi đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và các quy tắc ứng xử được công nhận rộng rãi ở khu vực và quốc tế là không có lợi cho từng bên liên quan đến tranh chấp nói riêng và tiến trình giải quyết vấn đề biển Đông nói chung.
         Về khía cạnh pháp lý quốc tế, các đại biểu nhấn mạnh vai trò của Công ước Luật biển Liên hợp quốc 1982 (UNCLOS) trong việc kiềm chế và quản lý các mối đe dọa đối với an ninh, an toàn hàng hải trên biển Đông, cụ thể là UNCLOS có thể được áp dụng nhằm làm sáng tỏ yêu sách chủ quyền của các bên tranh chấp, từ đó hạn chế việc chiếm giữ và xây dựng các công trình nhân tạo trên một số bãi chìm, nửa nổi nửa chìm. Ngoài ra, việc áp dụng đúng đắn các quy định của UNCLOS sẽ tạo cơ sở hợp pháp cho yêu sách vùng biển của các bên. Các yêu sách về vùng biển dựa trên cơ sở lịch sử là không phù hợp với quy định của UNCLOS. Việc giải thích và áp dụng đúng đắn UNCLOS sẽ giúp kiềm chế và kiểm soát các mối đe dọa đối với an ninh hàng hải trong Biển Đông. UNCLOS cần phải được các bên liên quan đến tranh chấp coi là công cụ hữu hiệu để bảo vệ lợi ích của mình; là cơ sở quan trọng nhất của các cuộc thảo luận và do đó, các bên cần tuân thủ nghiêm chỉnh UCLOS trong các hành vi đối nội và đối ngoại liên quan đến Biển Đông.
         Các học giả cũng thảo luận về nỗ lực của các nước liên quan trực tiếp và của khối ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột trên biển Đông. Một số ý kiến cho rằng để thực hiện được khai thác chung thì trước hết cần phải làm rõ vùng nào có thể khai thác chung. Một số học giả khác lại đề cập đến vai trò của Tòa trọng tài hoặc ý kiến tư vấn của Tòa án quốc tế về Luật biển trong xử lý các vấn đề pháp lý cụ thể liên quan đến biển Đông, như xem xét các yêu sách hay các hành động đơn phương của bất cứ bên yêu sách nào có phù hợp với UNCLOS và với luật biển quốc tế hay không. Nhiều ý kiến cho rằng, cần thúc đẩy vai trò lớn hơn của ASEAN trong việc quản lý tranh chấp ở biển Đông.
         Dựa trên kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp biển của nhiều nước trên thế giới, các đại biểu và học giả đã đề xuất một số biện pháp thúc đẩy hợp tác ở biển Đông, trong đó đáng chú ý là các sáng kiến về xây dựng một cơ chế quản lý nghề cá ở cấp khu vực và kiểm soát ô nhiễm biển thực sự hiệu quả, thiết lập một mạng lưới các khu bảo tồn biển song phương hoặc đa phương như một giải pháp thay thế cho lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương hiện nay... Các học giả cũng nhất trí rằng để giải quyết các tranh chấp ở biển Đông một cách hòa bình, trong thời gian tới các bên liên quan cần kiên trì đàm phán, tăng cường đối thoại trên tinh thần hợp tác và tôn trọng luật pháp quốc tế, kiềm chế các hành động bạo lực, cũng như cần minh bạch hóa các yêu sách chủ quyền về biển đảo. Việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử (COC) ở biển Đông sẽ giúp xây dựng lòng tin giữa các nước yêu sách để tạo môi trường hòa bình, ổn định, và khuyến khích các bên hợp tác quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên ở biển Đông một cách hòa bình.
         Hội thảo diễn ra trong không khí cởi mở, thẳng thắn và thực chất; nội dung thảo luận có nhiều điểm mới, thú vị và là một nỗ lực nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế liên quan tới vấn đề biển Đông./.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Các Nội dung chính Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 3 tại Hà Nội, ngày 4-5/11/2011

Nguyen Viet
Các nội dung chính của Hội thảo Quốc tế lần thứ ba "Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực" do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia đồng tổ chức tại Hà Nội từ 4-5/11/2011. Bao gồm Chương trình làm việc, danh sách và CV đại biểu, tóm tắt tham luận. Xem toàn file PDF English (Tiếng Anh)Tiếng Việt
clip_image003
  Ảnh: Hội thảo quốc tế lần hai tại Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11/2010
clip_image004
CHƯƠNG TRÌNH

(Địa điểm: Khách sạn Melia Hanoi, 44B – Lý Thường Kiệt, Hà Nội)
Thứ sáu, ngày 4 tháng 11 năm 2011
----------------------------------------------------------
8.00 - 8.30
Đăng ký đại biểu
8.30 – 9.00
PHIÊN KHAI MẠC (Phòng Grand Ballroom, tầng 1)
Đồng Chủ tọa:
ĐS. Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao
Ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam

Phát biểu khai mạc: ĐS. Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao.
9.00 - 10.30
PHIÊN I: TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIỂN ĐÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG KHU VỰC
Chủ tọa: GS. Stein Tønnesson, Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo (PRIO) và Khoa Nghiên cứu Hòa bình và Xung đột, Đại học Uppsala
9.00 - 9.15
ĐS. Rodolfo C. Severino, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore
Các vấn đề và Lợi ích ở Biển Đông
9.15 - 9.30
GS. Geoffrey Till, Khoa Nghiên cứu Quốc phòng, Đại học King, Luân Đôn, Anh
Ý nghĩa toàn cầu của tranh chấp Biển Đông
9.30 – 9.45
TS. Bronson Percival, Cố vấn cao cấp về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược, Trung tâm Phân tích Hải quân (CAN) và Nghiên cứu viên cộng tác tại Trung tâm Đông - Tây, Washington, Mỹ
Mỹ “quay lại” Châu Á: Biển Đông
9.45 - 10.15
Thảo luận
10.15 - 10.30
Chụp ảnh lưu niệm / Nghỉ giải lao
10.30 - 12.30
PHIÊN II: LỢI ÍCH CỦA CÁC BÊN TRONG VÀ NGOÀI KHU VỰC Ở BIỂN ĐÔNG
Chủ tọa: GS. Koichi Sato, Đại học J. F. Oberlin, Tokyo, Nhật Bản
10.30 – 10.45
GS. Tô Hạo (Su Hao) TS. Nhậm Viễn Giả (Ren Yuan-zhe), Đại học Ngoại giao Trung Quốc, Bắc Kinh, Trung Quốc
San bằng khác biệt nhận thức trong lịch sử và luật pháp: Mở đường cho hợp tác giữa Trung Quốc và các quốc gia ven Biển Đông
10.45 – 11.00
TS. Vijay Sakhuja, Giám đốc (Nghiên cứu) tại Hội đồng Các vấn đề Thế giới, New Delhi, Ấn Độ
Lợi ích của Ấn Độ ở Biển Đông
11.00 - 11.15
Chỉ huy  Jonathan G. Odom, Phó Cố vấn pháp lý, Hải quân Mỹ
Lợi ích của Mỹ ở Biển Đông
11.15 - 11.30
GS. Evgeny A.Kanaev, Trung tâm Nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dương, Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế, Mát-xcơ-va, LB Nga.
Nga và vấn đề Biển Đông: Tìm hiểu một cách tiếp cận thực tiễn
11.30 - 11.45
Hà Anh Tuấn, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ, Đại học New South Wales, Sydney, Australia.
ASEAN và tranh chấp ở Biển Đông
11.45 - 12.30
Thảo luận
12.30 - 13.30
Ăn trưa (Nhà hàng El-Patio, Tầng trệt)
13.30 - 15.15
PHIÊN III: NHỮNG DIỄN BIẾN GẦN ĐÂY Ở BIỂN ĐÔNG
Chủ tọaĐS. Hasjim Djalal, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Indonesia
13.30 - 13.45
Bà Lý Kiến Vỹ (Li Jianwei), Phó Giám đốc, Trung tâm Nghiên cứu Luật Biển và Chính sách Biển, Viện Nghiên cứu Quốc gia về Nam Hải (Biển Đông), Trung Quốc
Những sự kiện gần đây ở  Biển Đông và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: Qua lăng kính các báo cáo của truyền thông và chính phủ TQ
13.45 - 14.00
Tướng (đã về hưu) Daniel Shaeffer, Thành viên Viện Asie 21, Pháp
Tại sao Trung Quốc nhất định cần Biển Đông cho riêng mình: một quan điểm độc lập và hướng tới tương lai từ bên ngoài
14.00 - 14.15
TS. Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông, Học viện Ngoại giao.
Tranh chấp Biển Đông: Tác động của những diến biến gần đây và Xu thế tình hình
14.15 - 14.30
TS. Ian Storey, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Singapore
Động lực nội khối ASEAN và tranh chấp Biển Đông: tác động với tiến trình DoC/CoC và đề xuất ZoPFFC
14.30 – 15.15
Thảo luận
15.15 - 15.30
Giải lao
15.30 – 17.00
PHIÊN IV: NHỮNG DIỄN BIẾN GẦN ĐÂY Ở BIỂN ĐÔNG (tiếp theo)
Chủ tọa: GS. Geoffrey Till, Khoa Nghiên cứu Quốc phòng, Đại học King, Luân Đôn, Anh
15.00 - 15.15
GS. Ramses Amer, Nghiên cứu viên cao cấp, Trung tâm Nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dương (CPAS), Đại học Stockholm, Thụy Điển.
Trung Quốc, Việt Nam và tranh chấp Biển Đông: Đánh giá những hệ lụy của các sự kiện tháng Năm – Sáu năm 2011
15.15 - 15.30
GS. Carlyle A. Thayer, Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia
Liệu Bản hướng dẫn thực thi DOC có giảm nhẹ căng thẳng ở Biển Đông? Đánh giá sự phát triển trước và sau khi thông qua
15.30 - 15.45
GS. Koichi Sato, Đại học J. F. Oberlin, Tokyo, Nhật Bản
Biển Đông: Sự trỗi dậy của Trung Quốc và tác động đối với hợp tác an ninh
15.45 – 16.00
TS. Renato De Castro, Giáo sư về Quan hệ Quốc tế, Đại học De La Salle, Manila, Philippines
Cách tiếp cận thực dụng của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông: Tác động tới an ninh khu vực
16.00-16.15
TS. S. D. Pradhan, Cựu Phó Cố vấn An ninh Quốc gia, Ấn Độ
Căng thẳng gia tăng ở Biển Đông – Nguyên nhân và Biện pháp
16.15 -17.00
Thảo luận
Thứ bảy, ngày 5 tháng 11 năm 2011
----------------------------------------------
8.30 - 10.15
PHIÊN V: TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG: NHỮNG KHÍA CẠNH PHÁP LÝ QUỐC TẾ
Chủ tọa: GS. Jon Van Dyke, Trường Luật William S. Richardson, Đại học Hawaii , Mỹ
8.30 - 8.45
GS. Stein Tønnesson, Viện Nghiên cứu Hòa Oslo (PRIO) và Khoa Nghiên cứu Hòa bình và Xung đột, Đại học Uppsala
Luật Quốc tế ở Biển Đông: Liệu có định hướng hoặc giúp giải quyết tranh chấp?
8.45 - 9.00
TS. Koh Choong-sukÔng Yearn Hong Choi, Chủ tịch và Nghiên cứu viên cao cấp, Quỹ Nghiên cứu Ieodo, Hàn Quốc.
Vùng đặc quyền kinh tế trong các bài báo truyền thông và học thuật chủ yếu năm 2010: Biển Đông và các vùng biển khác
9.00 - 9.15
GS. Raul C. Pangalangan, Giảng viên Luật, Đại học Philippines
Những phát triển gần đây về Luật Đường cơ sở của Philippines
9.15 - 9.30
GS. Erik Franckx, Thành viên Tòa Trọng tài Thường trực, Trưởng khoa Luật Quốc tế và Châu Âu, Đại học Vrije Brussel, Bỉ
Đường cơ sở thẳng xung quanh các đảo mà không cấu thành nên quốc gia quần đảo
9.30 - 9.45
TS. Nguyễn Thị Lan Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông; Phó Trưởng khoa Luật Quốc tế, Học viện Ngoại giao
Công ước luật biển và an ninh biển ở Biển Đông
9.45 - 10.30
Thảo luận
10.30 - 10.45
Giải lao
10.45 – 12.30
PHIÊN VI: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ QUẢN LÝ XUNG ĐỘT Ở BIỂN ĐÔNG
Chủ tọaĐS. Rodolfo C. Severino, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore
10.45 – 11.00
TS. Đằng Kiến Quần (Teng Jianqun), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Quốc tế và Kiểm soát vũ khí, Viện Nghiên cứu Quốc tế, Trung Quốc
Vai trò của bên thứ ba trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình ở Biển Đông
11.00 – 11.15
GS. Robert Beckman, Giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế (CIL), Đại học Quốc gia Singapore.
Các khu vực tranh chấp ở Biển Đông: Triển vọng về Tòa trọng tài hoặc các ý kiến tư vấn
11.15 – 11.30
GS. Leszek Buszynski, Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, Đại học Quốc gia Australia
Quốc tế hóa Biển Đông: Quản lý và Ngăn ngừa Xung đột
11.30-11.45
ĐS. Hasjim Djalal, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Indonesia
Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển ở khu vực
11.45 - 12. 30
Thảo luận
12.30 - 13.30
Ăn trưa
13.30 – 15.00
PHIÊN VII: PHƯƠNG CÁCH VÀ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HỢP TÁC Ở BIỂN ĐÔNG
Chủ tọa: GS. Carlyle A. Thayer, Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia
13.30 – 13.45
GS. Vương Quán Hùng (Kuan-hsiung Dustin Wang), Viện Khoa học Chính trị, Đại học Quốc gia Đài Loan
Giải pháp cho tranh chấp nghề cá ở Biển Đông thông qua hợp tác và quản lý khu vực
13.45 – 14.00
GS. Jon Van Dyke, Trường Luật William S. Richardson, Đại học Hawaii , Mỹ
Hợp tác khu vực ở Biển Đông
14.00 – 14.15
TS. Tiết Quế Phương (Guifang Julia Xue), Viện Luật Biển, Đại học Hải Dương, Trung Quốc
Tranh chấp Biển Đông: Tiến bộ và Triển vọng
14.15-14.30
GS. Mary George, Khoa Luật, Đại học Malaya, Malaysia
Liệu một khu vực hạn chế mục đích biển và phòng thủ trên không xác định có thể được thiết lập ở Biển Đông không?
14.30-14.45
Vũ Hải Đăng, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ về Luật Môi trường Biển, Trường Luật Schulich, Đại học Dalhousie, Canada
Một mạng lưới song phương các khu vực biển được bảo vệ giữa Trung Quốc và Việt Nam: Thay thế cho Lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông
14.45-15.30
Thảo luận
15.30-15.45
Giải lao
15.45 - 16.45
PHIÊN VIII: THẢO LUẬN TỰ DO
Chủ tọa:
- ĐS. Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao
16.45- 17.30
PHIÊN BẾ MẠC
Chủ tọa: Ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam
clip_image005
PROGRAMME

(Venue: Melia Hanoi Hotel, 44B - Ly Thuong Kiet Street, Hanoi)
Thursday, November 3, 2011
-----------------------------------------------
All day           
Arrival of participants and hotel check-in
17.00 - 18.00
Registration for international participants  (Venue: Ballroom 3, 1st floor)
18.00 - 20.00
Welcome dinner, hosted by Mr. Pham Quoc Anh, President of the Vietnamese Lawyers Association ( Venue: Ballroom 3, 1st floor)
Friday, November 4, 2011
----------------------------------------------------------
8.00 - 8.30
Registration (For other participants)
8.30 – 9.00
OPENING SESSION (Venue: Grand Ballroom, 1st floor)
Co - Chair:
Amb. Dang Dinh Quy, President of the Diplomatic Academy of Vietnam
Mr. Pham Quoc Anh, President of the Vietnamese Lawyers Association

Opening remarks by Amb. Dang Dinh Quy, President of the Diplomatic Academy of Vietnam.
9.00 - 10.30
SESSION I: GLOBAL AND REGIONAL SIGNIFICANCE OF THE SOUTH CHINA SEA
Moderator: Prof. Stein Tønnesson, Peace Research Institute Oslo (PRIO) and Department of Peace and Conflict Research, Uppsala University
9.00 - 9.15
Amb. Rodolfo C. Severino, Head, ASEAN Studies Centre, Institute of Southeast Asian Studies, Singapore
Issues and Interest in the South China Sea
9.15 - 9.30
Prof. Geoffrey Till, Joint Services Command and Staff College and a member of the Defence Studies Department of King’s College, London, UK
Testing the Temperature: the Global Significance of the South China Sea Dispute
9.30 – 9.45
Dr. Bronson Percival, Visiting Fellow at the East-West Center, Washington,  and the Senior Advisor for Southeast Asia at the Center for Strategic Studies, Center for Naval Analyses (CNA), Washington DC., US
America “Returns” to Asia: The South China Sea
9.45 - 10.15
Q&A and Discussions
10.15 - 10.30
Group Photo/ Coffee Break
10.30 - 12.30
SESSION II: INTERESTS OF REGIONAL AND EXTRA-REGIONAL PARTIES IN THE SOUTH CHINA SEA
Moderator: Prof. Koichi Sato, College of Liberal Arts, J. F. Oberlin University, Japan
10.30 – 10.45
Prof. Su Hao and Dr. Ren Yuan-zhe, China Foreign Affairs University, Beijing, China
To Level up the Cognitive Differences in History and Law: Paving the Way for Cooperation between China and Nations around the South China Sea
10.45 – 11.00
Dr. Vijay Sakhuja, Director (Research) at the Indian Council of World Affairs, New Delhi, India
India’s Stakes in South China Sea
11.00 - 11.15
Commander Jonathan G. Odom, Judge Advocate General’s Corps,
U.S. Navy
Where's the Stake? U.S. Interests in the South China Sea
11.15 - 11.30
Prof. Evgeny A.Kanaev, Center for Asia-Pacific Studies, Institute of World Economy and International Relations, Moscow, Russia.
Russia and the South China Sea Issue: In Search of a Pragmatic Approach
11.30 - 11.45
Mr. Ha Anh Tuan, PhD Candidate, The University of New South Wales, Sydney, Australia.
ASEAN and the dispute in the South China Sea
11.45 - 12.30
Q&A and Discussion
12.30 - 13.30
Lunch (Venue: El-Patio restaurant, Ground floor)
13.30 - 15.15
SESSION III: RECENT DEVELOPMENTS IN THE SOUTH CHINA SEA
Moderator: Amb. Hasjim Djalal, Director, Centre for South - East Asian Studies, Indonesia
13.30 - 13.45
Mrs. Li Jianwei, Deputy Director, Research Center for Maritime Law and Policy,  National Institute for the South China Sea Studies, China
Recent Incidents in the South China Sea and China-Vietnam Relations: Through the Lens of Chinese Media and Government Reports
13.45 - 14.00
Gen. (Rtd) Daniel Shaeffer, Member of the French think tank Asie 21, France
Why China absolutely needs the South China Sea for itself alone: a prospective and independent view from outside
14.00 - 14.15
Dr. Tran Truong Thuy, Research Fellow and Director of Center for East Sea (South China Sea) Studies, Diplomatic Academy of Vietnam.
South China Sea Dispute: Implications of Recent Developments and Prospects for Coming Future
14.15 - 14.30
Dr. Ian Storey, Senior Fellow, Institute of Southeast Asian Studies (ISEAS), Singapore
Intra-ASEAN Dynamics and the South China Sea Dispute: Implications for the DoC/CoC Process and ZoPFFC Proposal
14.30 – 15.15
Q&A and Discussion
15.15 - 15.30
Coffee Break
15.30 – 17.00
SESSION IV: RECENT DEVELOPMENTS IN THE SOUTH CHINA SEA (Cont.)
Moderator: Prof. Geoffrey Till, Joint Services Command and Staff College and a member of the Defence Studies Department of King’s College, London, UK
15.00 - 15.15
Prof. Ramses Amer, Senior Research Fellow, Center for Pacific Asia Studies (CPAS), Stockholm University, Sweden.
China, Vietnam and the South China Sea Disputes: Assessing the Implications of the May-June 2011 Incidents
15.15 - 15.30
Prof. Carlyle A. Thayer, School of Humanities and Social Sciences, The University of New South Wales at the Australian Defense Force Academy
Will the Guidelines to Implement the DOC Lessen Tensions in the South China Sea? An Assessment of Developments Before and After Their Adoption
15.30 - 15.45
Prof. Koichi Sato, College of Liberal Arts, J. F. Oberlin University, Japan
South China Sea: China’s Rise and Implications for Security Cooperation
15.45 – 16.00
Dr. Renato De Castro, Professor of International Relations, De La Salle University, Manila, Philippines
China's Realpolitik Approach in the South China Sea Dispute: Implications on Regional Security
16.00-16.15
Dr. S. D. Pradhan, Former Deputy National Security Advisor, India
Growing tension in South China Sea- Causes and Cures
16.15 -17.00
Q&A and Discussion


Saturday, November 5, 2011
----------------------------------------------
8.30 - 10.15
SESSION V: DISPUTES IN THE SOUTH CHINA SEA: INTERNATIONAL LEGAL ASPECTS
ModeratorProf. Jon Van Dyke ,William S. Richardson School of Law,  University of Hawaii
8.30 - 8.45
Research Prof. Stein Tønnesson, Peace Research Institute Oslo (PRIO) and Department of Peace and Conflict Research, Uppsala University
International Law in the South China Sea: Does it Drive or Help Resolve Conflicts?
8.45 - 9.00
Dr. Koh Choong-suk and Mr. Yearn Hong Choi, President and Senior Scholar, Society of Ieodo Research, Korea.
Exclusive Economic Zone in Major Media and academic journals in 2010: South China Sea and other seas
9.00 - 9.15
Prof. Raul C. Pangalangan, Professor of Law, University of the Philippines
Recent Developments on the Philippine Baselines Law
9.15 - 9.30
Prof. Erik Franckx, Member of the Permanent Court of Arbitration, President of the Department of International and European Law, Vrije Universiteit Brussel, Belgium
Straight baselines around insular formations not constituting an Archipelagic state
9.30 - 9.45
Dr. Nguyen Thi Lan Anh, Deputy Director of Center for East Sea (South China Sea) Studies, Vice Dean of International Law Department, Diplomatic Academy of Vietnam
UNCLOS and maritime security of the South China Sea
9.45 - 10.30
Q&A and Discussion
10.30 - 10.45
Coffee Break
10.45 – 12.30
SESSION VI: DISPUTE SETTLEMENT AND CONFLICT MANAGEMENT IN THE SOUTH CHINA SEA
ModeratorAmb. Rodolfo C. Severino, Head, ASEAN Studies Centre, Institute of Southeast Asian Studies, Singapore
10.45 – 11.00
Dr. Teng Jianqun, Director and Research Fellow, The Centre for Arms Control and International Security Studies, China Institute of International Studies
On the Third Party's Role in Finding a Peaceful Solution to South China Sea
11.00 – 11.15
Prof. Robert Beckman, Director, Centre for International Law (CIL), National University of Singapore.
Disputed Areas in the South China Sea: Prospects for Arbitration or Advisory Opinion
11.15 – 11.30
Prof. Leszek Buszynski, Strategic and Defence Studies Centre, Australian National University
The Internationalization of the South China Sea:  Conflict prevention and Management
11.30-11.45
Amb. Hasjim Djalal, Director, Centre for South - East Asian Studies, Indonesia
The South China Sea: Cooperation for Regional Security and Development
11.45 - 12. 30
Q&A and Discussion
12.30 - 13.30
Lunch (Venue: El-Patio restaurant, Ground floor)
13.30 – 15.00
SESSION VII: WAYS AND MEANS TO PROMOTE COOPERATION IN THE SOUTH CHINA SEA
Moderator: Prof. Carlyle A. Thayer, School of Humanities and Social Sciences, The University of New South Wales at the Australian Defense Force Academy
13.30 – 13.45
Prof. Kuan-hsiung Dustin Wang, Graduate Institute of Political Science, National Taiwan Normal University, Taiwan
Resolution to Fishery Disputes in the South China Sea through Regional Cooperation and Management
13.45 – 14.00
Prof. Jon Van Dyke ,William S. Richardson School of Law,  University of Hawaii
Regional Cooperation in the South China Sea
14.00 – 14.15
Dr. Guifang (Julia) Xue, Institute for the Law of the Sea, China
Ocean University
The South China Sea Disputes: Progress and Prospects
14.15-14.30
Prof. Mary George, Faculty of Law, University of Malaya, Malaysia
Can A limited Purpose Maritime and Air Defence Identification Zone be established over the South China Sea?
14.30-14.45
Mr. Vu Hai Dang, Candidate of Doctorate of the Science of Law in Marine Environmental Law at Schulich Law School, University of Dalhousie, Canada
A Bilateral Network of Marine Protected Areas between China and Vietnam: An Alternative to the Chinese Unilateral Fishing Ban in the South China Sea
14.45-15.30
Q&A and Discussion
15.30-15.45
Coffee Break
15.45 - 16.45
SESSION VIII: FREE DISCUSSION
Moderators:
- Amb. Dang Dinh Quy, President of the Diplomatic Academy of  Vietnam
16.45- 17.30
CLOSING SESSION
Moderator: Mr. Pham Quoc Anh, President of the Vietnamese Lawyers Association
19.00 - 21.30
Farewell Dinner, hosted by Amb. Dang Dinh Quy, President of the Diplomatic Academy of  Vietnam (Venue: Luc Thuy restaurant, 16 Le Thai To str., Hoan Kiem, Hanoi)(Please be at the hotel lobby at 18.30)

Không có nhận xét nào: