Theo RFI
Tổng thống Philippines Benigno Aquino tưởng niệm các nạn nhân động đất sóng thần tại Ishinomaki, 26/9/2011
REUTERS/Kyodo
Hiện đang công du Nhật Bản, hôm nay 27/9/2011, tổng thống Philippines Benigno Aquino đã gặp thủ tướng Yoshihiko Noda để bàn về các vấn đề an ninh, trong bối cảnh mà Manila đang tìm hậu thuẫn từ Tokyo, trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa một số nước Đông Nam Á với Trung Quốc.
Theo báo chí Nhật hôm nay, Tokyo và Manila chuẩn bị ký một hiệp định hợp tác quân sự để tăng cường quan hệ về an ninh hàng hải.
Trong một bài phỏng vấn đăng hôm qua 26/9, một giới chức cao cấp của văn phòng thủ tướng Noda cho biết, hai nhà lãnh đạo Philipines và Nhật có thể xem xét khả năng tiến hành thường xuyên hơn các cuộc thao dượt chung giữa lực lượng tuần dương của hai nước, cũng như tham vấn thường xuyên hơn giữa các quan chức hải quân hai nước.
Trước đó trong tháng này, các cuộc « tham vấn » đầu tiên về tăng cường hợp tác hàng hải song phương đã diễn ra tại Tokyo. Trong những năm gần đây, quân đội hai nước Nhật và Philippines cũng đã tiến hành vài cuộc tập trận chung.
Hơn cả Hoa Kỳ, cho tới nay, Nhật Bản ngại đứng về phía các nước Đông Nam Á đối lại Trung Quốc. Nhưng theo các nhà quan sát, Tokyo nay có thể theo chân Washington gây áp lực đòi tranh chấp chủ quyền Biển Đông phải được giải quyết trong khuôn khổ đa phương, trong khi Bắc Kinh chỉ muốn thương lượng với riêng từng nước có liên quan.
Về phần Philippines, có thể nói là nước này đã rất tích cực liên kết với các cường quốc khác để tạo thế liên hoàn, đối lại với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc. Sau khi viếng thăm Trung Quốc vào đầu tháng 9, tổng thống Aquino đã bay sang Hoa Kỳ, hiện vẫn là đồng minh quân sự rất chặt chẽ của Philippines. Trong thời gian gần đây, Manila dựa ngày càng nhiều vào Washington trước những hành động gây hấn và xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc.
Lãnh đạo Philippines có lẽ nhận thức được rằng, nền kinh tế của Nhật cũng như của Mỹ đều rất cần được bảo đảm tự do hàng hải trên Biển Đông. Khoảng 90% nguồn cung cấp dầu cho Nhật Bản được chở từ Trung Đông qua ngả Biển Đông.
Chính là theo chiều hướng bảo đảm an toàn hàng hải mà đại sứ Nhật Bản tại Philippines Toshinao Urabe ngày 20/9 vừa qua đã kêu gọi các nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông nhanh chóng thông qua một bộ quy tắc ứng xử có tính chất bó buộc thi hành.
Nhưng Bắc Kinh dĩ nhiên là rất bực tức khi thấy Phililippines tìm cách lôi kéo các cường quốc khu vực để đối đầu với Bắc Kinh. Tờ Nhân dân Nhật báo hôm qua đã viết rằng : « Một số nước trong khu vực dường như muốn sử dụng Philippines để làm đối trọng với Trung Quốc. Những nước đó phải biết là có những nguy cơ tiềm tàng nếu can dự vào tranh chấp chủ quyền ( Biển Đông). »
Bản thân Tokyo cũng đang nhức đầu vì tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền trên quần đảo, mà tiếng Nhật gọi là Senkaku, còn Trung Quốc thì gọi là Điếu Ngư. Chỉ mới ngày Chủ nhật vừa qua 25/9, một tàu nghiên cứu của Trung Quốc đã bị phát hiện tại vùng biển đang tranh chấp này và lực lượng tuần dương Nhật Bản đã phải phát tín hiện cảnh cáo để đuổi chiếc tàu đó đi.
Trong một bài phỏng vấn đăng hôm qua 26/9, một giới chức cao cấp của văn phòng thủ tướng Noda cho biết, hai nhà lãnh đạo Philipines và Nhật có thể xem xét khả năng tiến hành thường xuyên hơn các cuộc thao dượt chung giữa lực lượng tuần dương của hai nước, cũng như tham vấn thường xuyên hơn giữa các quan chức hải quân hai nước.
Trước đó trong tháng này, các cuộc « tham vấn » đầu tiên về tăng cường hợp tác hàng hải song phương đã diễn ra tại Tokyo. Trong những năm gần đây, quân đội hai nước Nhật và Philippines cũng đã tiến hành vài cuộc tập trận chung.
Hơn cả Hoa Kỳ, cho tới nay, Nhật Bản ngại đứng về phía các nước Đông Nam Á đối lại Trung Quốc. Nhưng theo các nhà quan sát, Tokyo nay có thể theo chân Washington gây áp lực đòi tranh chấp chủ quyền Biển Đông phải được giải quyết trong khuôn khổ đa phương, trong khi Bắc Kinh chỉ muốn thương lượng với riêng từng nước có liên quan.
Về phần Philippines, có thể nói là nước này đã rất tích cực liên kết với các cường quốc khác để tạo thế liên hoàn, đối lại với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc. Sau khi viếng thăm Trung Quốc vào đầu tháng 9, tổng thống Aquino đã bay sang Hoa Kỳ, hiện vẫn là đồng minh quân sự rất chặt chẽ của Philippines. Trong thời gian gần đây, Manila dựa ngày càng nhiều vào Washington trước những hành động gây hấn và xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc.
Lãnh đạo Philippines có lẽ nhận thức được rằng, nền kinh tế của Nhật cũng như của Mỹ đều rất cần được bảo đảm tự do hàng hải trên Biển Đông. Khoảng 90% nguồn cung cấp dầu cho Nhật Bản được chở từ Trung Đông qua ngả Biển Đông.
Chính là theo chiều hướng bảo đảm an toàn hàng hải mà đại sứ Nhật Bản tại Philippines Toshinao Urabe ngày 20/9 vừa qua đã kêu gọi các nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông nhanh chóng thông qua một bộ quy tắc ứng xử có tính chất bó buộc thi hành.
Nhưng Bắc Kinh dĩ nhiên là rất bực tức khi thấy Phililippines tìm cách lôi kéo các cường quốc khu vực để đối đầu với Bắc Kinh. Tờ Nhân dân Nhật báo hôm qua đã viết rằng : « Một số nước trong khu vực dường như muốn sử dụng Philippines để làm đối trọng với Trung Quốc. Những nước đó phải biết là có những nguy cơ tiềm tàng nếu can dự vào tranh chấp chủ quyền ( Biển Đông). »
Bản thân Tokyo cũng đang nhức đầu vì tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền trên quần đảo, mà tiếng Nhật gọi là Senkaku, còn Trung Quốc thì gọi là Điếu Ngư. Chỉ mới ngày Chủ nhật vừa qua 25/9, một tàu nghiên cứu của Trung Quốc đã bị phát hiện tại vùng biển đang tranh chấp này và lực lượng tuần dương Nhật Bản đã phải phát tín hiện cảnh cáo để đuổi chiếc tàu đó đi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét