Phạm Hồng Sơn
(nhân việc Luật sư Trần Đình Triển bị đe dọa tính mạng)
Cách đây một hôm, một anh bạn tôi có tâm sự nỗi băn khoăn của anh ấy là anh ấy muốn gọi điện thoại tới Luật sư Trần Đình Triển để hỏi thăm và chia sẻ sự cảm kích và lo lắng cho Luật sư Trần Đình Triển sau sự cố ngày 8/8/2011 khi Luật sư bị sách nhiễu, tấn công, đe dọa tính mạng, nhưng anh bạn tôi vẫn e ngại là anh ấy đã từng bị báo chí nhà nước kết tội là thành phần “phản động” đã từng bị “tòa án” kết án là “chống lại nhà nước CHXHCN Việt Nam” thì liệu chia sẻ như thế có lợi cho Luật sư Trần Đình Triển hay không? Sau một hồi trao đổi, chúng tôi cùng đi đến kết luận là về mặt đạo lý và luật pháp, đó là một việc hết sức cần thiết và đúng đắn nhưng chỉ có một điều chúng tôi vẫn còn đắn đo là bản thân Luật sư Trần Đình Triển có hoan nghênh sự chia sẻ đó không thôi? Nếu “không” thì anh bạn tôi không muốn gây thêm những rối bời, khó nghĩ cho Luật sư Trần Đình Triển trong lúc này.
Rồi lại có một người quen khác của tôi, chị ấy vẫn hoàn toàn chưa có vấn đề gì với chính quyền, thổ lộ với tôi về việc chị ấy hết sức bất bình khi biết chuyện Luật sư Trần Đình Triển bị sách nhiễu, đe dọa. Nhưng chị ấy nói không dám lên tiếng hay gọi điện hỏi thăm vì sợ “người ta” biết sẽ cho chị ấy là người có quan hệ với “thành phần xấu” thì sẽ khó khăn cho cuộc sống của chị ấy. Tôi không dám khuyên chị ấy cứ nên gọi điện hỏi thăm tới Luật sư Trần Đình Triển vì theo tâm lý học nếu người ta còn sợ hãi thì càng thúc đẩy người ta càng sợ và bản thân tôi cũng không thể đảm bảo được sau khi (nếu) chị ấy gọi điện thì không có rắc rối gì xảy ra. Nhưng tôi có hỏi lại chị ấy rằng: “Nếu ai thấy việc bất công đối với người khác cũng im lặng quay đi thì đến lượt mình bị bất công, ai sẽ lên tiếng cho mình?” Chị ấy không trả lời gì mà chỉ…cười.
Quay trở lại một chuyện nhỏ của riêng tôi. Tháng Ba năm 2010 cũng có một nhóm người tự xưng là “thương binh” đến “hỏi thăm” tôi tại nhà riêng. Sau đó tôi đã nhận được rất nhiều lời chia sẻ, động viên từ nhiều người chưa hề quen biết bao giờ, và nhiều người công khai cả các thông tin cá nhân. Trong đó ấn tượng nhất là có nhiều người là đảng viên cộng sản và có cả người đã có danh tiếng trong xã hội như nhà văn Phạm Đình Trọng. Đến bây giờ tôi vẫn còn cảm thấy y nguyên sự xúc động, tri ân mỗi khi nhớ lại những cuộc điện thoại hỏi thăm đó. Qua chuyện trò tôi cũng nói lên sự e ngại của tôi đối với sự yên bình, an ninh của các cô bác, anh chị đó vì các cô bác, anh chị đó đang chia sẻ, động viên một người mà nhà nước đang coi là “phản động”. Nhưng hết sức bất ngờ, dường như tất cả những người đó cùng đáp lại sự e ngại của tôi với ý là: “Tôi không biết ai kết tội anh là “phản động”, nhưng việc vừa rồi xảy ra đối với anh là một việc phi pháp, bất công, nên tôi thấy cần phải lên tiếng phản đối những người chỉ đạo và thực hiện việc đó và chia sẻ với anh là nạn nhân mà thôi.” Nhưng nói đến niềm vui thì cũng không thể quên được nỗi buồn là trong số những người hỏi thăm tôi trong sự cố đó không có một vài người mà tôi vẫn từng cho là rất tốt.
Đúng là xã hội Việt Nam hiện nay ngày càng xảy ra nhiều hiện tượng cho thấy “cái ác” đang hoành hành ở khắp nơi và dường như đang thống trị toàn xã hội. Nhưng có lẽ điều nguy hiểm nhất hiện nay của xã hội Việt Nam không phải là sự lên ngôi của cái ác mà là sự e ngại, băn khoăn, tự tách rời, xa cách giữa người Việt Nam chúng ta – những người bị trị. Vì hàng nghìn năm qua, lịch sử loài người luôn nhắc rằng thủ đoạn chính của mọi kẻ áp bức bao giờ cũng là “chia rẽ”: “chia để trị” (divide and rule) hay “chia để thôn tính” (divide and conquer), dù là kẻ áp bức nội tộc hay ngoại bang.
Phạm Hồng Sơn
10/08/2011
Cách đây một hôm, một anh bạn tôi có tâm sự nỗi băn khoăn của anh ấy là anh ấy muốn gọi điện thoại tới Luật sư Trần Đình Triển để hỏi thăm và chia sẻ sự cảm kích và lo lắng cho Luật sư Trần Đình Triển sau sự cố ngày 8/8/2011 khi Luật sư bị sách nhiễu, tấn công, đe dọa tính mạng, nhưng anh bạn tôi vẫn e ngại là anh ấy đã từng bị báo chí nhà nước kết tội là thành phần “phản động” đã từng bị “tòa án” kết án là “chống lại nhà nước CHXHCN Việt Nam” thì liệu chia sẻ như thế có lợi cho Luật sư Trần Đình Triển hay không? Sau một hồi trao đổi, chúng tôi cùng đi đến kết luận là về mặt đạo lý và luật pháp, đó là một việc hết sức cần thiết và đúng đắn nhưng chỉ có một điều chúng tôi vẫn còn đắn đo là bản thân Luật sư Trần Đình Triển có hoan nghênh sự chia sẻ đó không thôi? Nếu “không” thì anh bạn tôi không muốn gây thêm những rối bời, khó nghĩ cho Luật sư Trần Đình Triển trong lúc này.
Rồi lại có một người quen khác của tôi, chị ấy vẫn hoàn toàn chưa có vấn đề gì với chính quyền, thổ lộ với tôi về việc chị ấy hết sức bất bình khi biết chuyện Luật sư Trần Đình Triển bị sách nhiễu, đe dọa. Nhưng chị ấy nói không dám lên tiếng hay gọi điện hỏi thăm vì sợ “người ta” biết sẽ cho chị ấy là người có quan hệ với “thành phần xấu” thì sẽ khó khăn cho cuộc sống của chị ấy. Tôi không dám khuyên chị ấy cứ nên gọi điện hỏi thăm tới Luật sư Trần Đình Triển vì theo tâm lý học nếu người ta còn sợ hãi thì càng thúc đẩy người ta càng sợ và bản thân tôi cũng không thể đảm bảo được sau khi (nếu) chị ấy gọi điện thì không có rắc rối gì xảy ra. Nhưng tôi có hỏi lại chị ấy rằng: “Nếu ai thấy việc bất công đối với người khác cũng im lặng quay đi thì đến lượt mình bị bất công, ai sẽ lên tiếng cho mình?” Chị ấy không trả lời gì mà chỉ…cười.
Quay trở lại một chuyện nhỏ của riêng tôi. Tháng Ba năm 2010 cũng có một nhóm người tự xưng là “thương binh” đến “hỏi thăm” tôi tại nhà riêng. Sau đó tôi đã nhận được rất nhiều lời chia sẻ, động viên từ nhiều người chưa hề quen biết bao giờ, và nhiều người công khai cả các thông tin cá nhân. Trong đó ấn tượng nhất là có nhiều người là đảng viên cộng sản và có cả người đã có danh tiếng trong xã hội như nhà văn Phạm Đình Trọng. Đến bây giờ tôi vẫn còn cảm thấy y nguyên sự xúc động, tri ân mỗi khi nhớ lại những cuộc điện thoại hỏi thăm đó. Qua chuyện trò tôi cũng nói lên sự e ngại của tôi đối với sự yên bình, an ninh của các cô bác, anh chị đó vì các cô bác, anh chị đó đang chia sẻ, động viên một người mà nhà nước đang coi là “phản động”. Nhưng hết sức bất ngờ, dường như tất cả những người đó cùng đáp lại sự e ngại của tôi với ý là: “Tôi không biết ai kết tội anh là “phản động”, nhưng việc vừa rồi xảy ra đối với anh là một việc phi pháp, bất công, nên tôi thấy cần phải lên tiếng phản đối những người chỉ đạo và thực hiện việc đó và chia sẻ với anh là nạn nhân mà thôi.” Nhưng nói đến niềm vui thì cũng không thể quên được nỗi buồn là trong số những người hỏi thăm tôi trong sự cố đó không có một vài người mà tôi vẫn từng cho là rất tốt.
Đúng là xã hội Việt Nam hiện nay ngày càng xảy ra nhiều hiện tượng cho thấy “cái ác” đang hoành hành ở khắp nơi và dường như đang thống trị toàn xã hội. Nhưng có lẽ điều nguy hiểm nhất hiện nay của xã hội Việt Nam không phải là sự lên ngôi của cái ác mà là sự e ngại, băn khoăn, tự tách rời, xa cách giữa người Việt Nam chúng ta – những người bị trị. Vì hàng nghìn năm qua, lịch sử loài người luôn nhắc rằng thủ đoạn chính của mọi kẻ áp bức bao giờ cũng là “chia rẽ”: “chia để trị” (divide and rule) hay “chia để thôn tính” (divide and conquer), dù là kẻ áp bức nội tộc hay ngoại bang.
Phạm Hồng Sơn
10/08/2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét