Theo RFI
Biểu tình phản đối tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông, Hà Nội, 17/07/2011 (ảnh HTC đăng trên http://anhbasam.wordpress.com)
Hôm nay, 17/07/2011, cùng lúc tại Hà Nội và Sài Gòn, đã có hai cuộc xuống đường phản đối Trung Quốc xâm lấn biển và hiếp đáp ngư dân Việt Nam. Người biểu tình hô khẩu hiệu « Đả đảo Trung Quốc, đả đảo bắt người yêu nước ». Lực lượng an ninh đông gắp năm lần đã bắt đi ít nhất 100 người, hầu hết đã được trả tự do sau đó.
Tại Hà Nội, theo AFP và AP, ít nhất khoảng một chục người đã bị bắt sau một cuộc đàn áp khá mạnh. Đoàn biểu tình mang biểu ngữ lên án Trung Quốc « xâm lấn chủ quyền » và hô khẩu hiệu « phản đối hành động bắt người yêu nước » bị một lực lượng công an đông gấp năm lần, chận lại ở một nơi còn cách sứ quán Trung Quốc một đoạn đường.
Hãng thông tấn Đức DPA ghi nhận có khoảng 300 người xuống đường tại Hà Nội kêu gọi lấy lại Hoàng Sa và Trường Sa, đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải có thái độ cứng rắn chống lại tham vọng lãnh thổ và lãnh hải của láng giềng phương Bắc.
Chính quyền huy động cảnh sát chống bạo động bao vây bắt đi ít nhất 55 người tại Hà Nội.
Được hãng thông tấn Đức phỏng vấn, một phụ nữ Hà Nội xin dấu tên nhận định là « chính quyền (Việt Nam) không thể nào diệt trừ được các cuộc biểu tình vì nó biểu lộ lòng yêu nước. Càng bắt bớ thì chính quyền càng mất sự ủng hộ của dân ».
Còn theo tường thuật và phóng sự ảnh của một phóng viên mạng tham gia biểu tình tại Sài Gòn phổ biến trên Facebook, thì hơn 20 thanh niên sinh viên đã chọn chợ Bến Thành làm địa điểm xuất phát. Họ vừa đi vừa hát bài « Này người anh em » một bản nhạc được phổ biến gần đây trong giới trẻ quan tâm đến vận mệnh đất nước. Cuộc biểu tình kéo dài khoảng nửa giờ khi đến quảng trường Quách Thị Trang thì bị công an chìm bao vây bắt gần hết. Theo một số nguồn tin, thì có khoảng 25 người đã bị bắt giữ, trong đó có nữ ca sĩ Diên An.
Giới nhân quyền quốc tế đã phản đối hành động trấn áp này. Bình luận về phản ứng của chính quyền Việt Nam nhân cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc lần thứ 7, ông Phil Robertson, giám đốc Á châu của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch tuyên bố rằng « Thái độ khinh thường những cam kết quốc tế của chính quyền Việt Nam trong lãnh vực nhân quyền đã phơi bày ra ánh sáng qua các vụ dùng bạo lực trấn áp những người biểu tình ôn hòa ».
Tiến sĩ sử học Nguyễn Hồng Kiên, người đã tham gia cuộc biểu tình, bị công ăn bắt và sau đó được trả tự do, cho RFI biết một số thông tin về cuộc biểu tình tại Hà Nội hôm nay:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét