Theo RFI
Ngoại trưởng Nhật Bản (thứ 2 trái sang), ngoại trưởng Hàn Quốc (trái), ngoại trưởng Indonesia (thứ 2 phải sang) và ngoại trưởng Trung Quốc (phải) tại buổi khai mạc phiên họp ngoại trưởng ASEAN+3, Bali 21/7/2011.
Reuters
Nhật Bản cần quan tâm đến những diễn tiến trong hồ sơ Biển Đông và nên phát triển hợp tác, giúp đỡ các nước như Indonesia, Việt Nam, Philippines trong lĩnh vực tuần duyên, bến cảng. Trên đây là nhận định của giới chuyên gia Nhật Bản.
Tại diễn đàn khu vực ASEAN – ARF, ở Bali ngày 23/07 vừa qua, Ngoại trưởng Takeaki Matsumoto hoan nghênh thỏa thuận đạt được giữa Trung Quốc và ASEAN liên quan đến bản hướng dẫn thực thi Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông. Lãnh đạo ngoại giao Nhật Bản giải thích rằng, Tokyo coi trọng Biển Đông và vấn đề an toàn cho các hoạt động lưu thông của tàu bè thương mại đòi hỏi phải có sự ổn định tại khu vực biển này.
Biển Đông – được coi là vùng giàu có tài nguyên, đặc biệt là dầu khí – là một trong những nơi có các tuyến giao thông hàng hải quan trọng nhất trên thế giới.
Mặc dù không có liên quan trực tiếp đến các căng thẳng tại Biển Đông, nhưng Nhật Bản đã bày tỏ « mối quan tâm mạnh mẽ » trước các hoạt động của hải quân, tàu hải giám và ngư chính Trung Quốc trong thời gian gần đây, như các vụ đối đầu, sách nhiễu, đe dọa ngư dân Việt Nam và Philippines, cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngăn chặn hoạt động của tàu thăm dò Philippines tại biển Tây Philippines …
Quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc đã nhiều lần căng thẳng do các tranh chấp chủ quyền ở vùng biển Hoa Đông. Gần đây nhất là vụ tàu tuần duyên Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc, hồi tháng Chín năm 2010, khi chiếc tàu này ngang nhiên hoạt động trong vùng biển gần quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý ; Trung Quốc cũng coi chuỗi đảo nhỏ không có người ở này thuộc chủ quyền của mình và gọi là quần đảo Điếu Ngư. Trước đây, nhiều vụ va chạm đã xẩy ra trong khu vực thăm dò khí đốt ở biển Hoa Đông. Mặc dù Nhật Bản và Trung Quốc đã đồng ý về giải pháp cùng khai thác, nhưng các cuộc đàm phán song phương hầu như không tiến triển.
Ông Ken Jimbo, giáo sư thỉnh giảng thuộc đại học Keiko, Nhật Bản, được Kyodo trích dẫn, nhận định là quân đội, lực lượng ngư chính, hàng hải, tuần duyên của Trung Quốc sẽ không thay đổi lập trường, cũng như trong quá khứ họ đã làm và họ sẽ vẫn tỏ ra quyết đoán về chủ quyền. Họ chống lại việc gạt bỏ tranh chấp lãnh thổ để cùng nhau khai thác tài nguyên. Chuyên gia này cho rằng, Nhật Bản có thể can dự một cách gián tiếp vào cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và một vài nước ASEAN trong hồ sơ Biển Đông, qua việc giúp nâng cao khả năng tuần duyên và phát triển các cảng biển của Indonesia, Việt Nam và Philippines. Ông nói, « để ngăn ngừa xung đột trên biển, Nhật Bản có thể cung cấp cho các nước Đông Nam Á một số thiết bị hiện đại như tàu tuần duyên và sử dụng viện trợ cho phát triển để nâng cấp các cơ sở hạ tầng cảng ở những nước này, nhờ vậy, các tàu hải quân Hoa Kỳ có thể ghé vào những cảng đó ».
Giáo sư Jimbo nhấn mạnh, chính quyền Tokyo nên tính tới sự giúp đỡ này, cho dù luật pháp Nhật Bản cấm xuất khẩu vũ khí và quy định không được sử dụng viện trợ công cho phát triển - ODA vào các mục đích quân sự. Thế những, đã có một ngoại lệ đối với việc cấm vận vũ khí. Vào năm 2006, Nhật Bản đã cung cấp cho Indonesia ba tàu tuần tra trong khuôn khổ ODA để giúp nước này chống hải tặc và khủng bố tại eo biển Malacca.
Theo chuyên gia Tomotaka Shoji, thuộc Học viện Nghiên cứu Quốc phòng Quốc gia Nhật Bản thì các va chạm giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á ở Biển Đông còn tiếp tục, bởi vì Bắc Kinh sẽ không từ bỏ những yêu sách về chủ quyền và tìm cách mở rộng sự hiện diện của hải quân Trung Quốc trong khu vực. Ông cũng nghi ngờ là Trung Quốc và ASEAN có thể đạt được một bộ luật ứng xử ở Biển Đông mang tính ràng buộc. Lý do là vì Trung Quốc có thể tiếp tục thực hiện ý đồ thiết lập một sự kiểm soát trên thực tế đối với các vùng biển có tranh chấp.
Dođó, chuyên gia Shoji gợi ý là Tokyo có thể gián tiếp can thiệp vào tranh chấp ở Biển Đông thông qua liên minh với Mỹ về an ninh vì điều này sẽ có tác động to lớn về mặt chính trị và lịch sử, nếu như lực lượng phòng vệ Nhật Bản mở rộng tầm hoạt động của mình tại các vùng biển thuộc chủ quyền của Nhật Bản để ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc.
Biển Đông – được coi là vùng giàu có tài nguyên, đặc biệt là dầu khí – là một trong những nơi có các tuyến giao thông hàng hải quan trọng nhất trên thế giới.
Mặc dù không có liên quan trực tiếp đến các căng thẳng tại Biển Đông, nhưng Nhật Bản đã bày tỏ « mối quan tâm mạnh mẽ » trước các hoạt động của hải quân, tàu hải giám và ngư chính Trung Quốc trong thời gian gần đây, như các vụ đối đầu, sách nhiễu, đe dọa ngư dân Việt Nam và Philippines, cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngăn chặn hoạt động của tàu thăm dò Philippines tại biển Tây Philippines …
Quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc đã nhiều lần căng thẳng do các tranh chấp chủ quyền ở vùng biển Hoa Đông. Gần đây nhất là vụ tàu tuần duyên Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc, hồi tháng Chín năm 2010, khi chiếc tàu này ngang nhiên hoạt động trong vùng biển gần quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý ; Trung Quốc cũng coi chuỗi đảo nhỏ không có người ở này thuộc chủ quyền của mình và gọi là quần đảo Điếu Ngư. Trước đây, nhiều vụ va chạm đã xẩy ra trong khu vực thăm dò khí đốt ở biển Hoa Đông. Mặc dù Nhật Bản và Trung Quốc đã đồng ý về giải pháp cùng khai thác, nhưng các cuộc đàm phán song phương hầu như không tiến triển.
Ông Ken Jimbo, giáo sư thỉnh giảng thuộc đại học Keiko, Nhật Bản, được Kyodo trích dẫn, nhận định là quân đội, lực lượng ngư chính, hàng hải, tuần duyên của Trung Quốc sẽ không thay đổi lập trường, cũng như trong quá khứ họ đã làm và họ sẽ vẫn tỏ ra quyết đoán về chủ quyền. Họ chống lại việc gạt bỏ tranh chấp lãnh thổ để cùng nhau khai thác tài nguyên. Chuyên gia này cho rằng, Nhật Bản có thể can dự một cách gián tiếp vào cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và một vài nước ASEAN trong hồ sơ Biển Đông, qua việc giúp nâng cao khả năng tuần duyên và phát triển các cảng biển của Indonesia, Việt Nam và Philippines. Ông nói, « để ngăn ngừa xung đột trên biển, Nhật Bản có thể cung cấp cho các nước Đông Nam Á một số thiết bị hiện đại như tàu tuần duyên và sử dụng viện trợ cho phát triển để nâng cấp các cơ sở hạ tầng cảng ở những nước này, nhờ vậy, các tàu hải quân Hoa Kỳ có thể ghé vào những cảng đó ».
Giáo sư Jimbo nhấn mạnh, chính quyền Tokyo nên tính tới sự giúp đỡ này, cho dù luật pháp Nhật Bản cấm xuất khẩu vũ khí và quy định không được sử dụng viện trợ công cho phát triển - ODA vào các mục đích quân sự. Thế những, đã có một ngoại lệ đối với việc cấm vận vũ khí. Vào năm 2006, Nhật Bản đã cung cấp cho Indonesia ba tàu tuần tra trong khuôn khổ ODA để giúp nước này chống hải tặc và khủng bố tại eo biển Malacca.
Theo chuyên gia Tomotaka Shoji, thuộc Học viện Nghiên cứu Quốc phòng Quốc gia Nhật Bản thì các va chạm giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á ở Biển Đông còn tiếp tục, bởi vì Bắc Kinh sẽ không từ bỏ những yêu sách về chủ quyền và tìm cách mở rộng sự hiện diện của hải quân Trung Quốc trong khu vực. Ông cũng nghi ngờ là Trung Quốc và ASEAN có thể đạt được một bộ luật ứng xử ở Biển Đông mang tính ràng buộc. Lý do là vì Trung Quốc có thể tiếp tục thực hiện ý đồ thiết lập một sự kiểm soát trên thực tế đối với các vùng biển có tranh chấp.
Dođó, chuyên gia Shoji gợi ý là Tokyo có thể gián tiếp can thiệp vào tranh chấp ở Biển Đông thông qua liên minh với Mỹ về an ninh vì điều này sẽ có tác động to lớn về mặt chính trị và lịch sử, nếu như lực lượng phòng vệ Nhật Bản mở rộng tầm hoạt động của mình tại các vùng biển thuộc chủ quyền của Nhật Bản để ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét